Connect with us

Sen Shop

Dầu mè là gì? Tác dụng của dầu mè với sức khỏe ra sao?

Dầu mè là gì? Tác dụng của dầu mè với sức khỏe ra sao?

Bên cạnh các loại dầu thực vật như: Dầu oliu, dầu bắp, dầu hướng dương… dầu mè là loại dầu thực vật được nhiều người biết đến với vô vàn lợi ích tốt. Trong những nghiên cứu khoa học, dầu mè không chỉ là một chất béo có lợi cho sức khỏe mà nó còn tốt cho cả da và tóc.

Vậy dầu mè là gì? Công dụng của dầu mè ra sao? Và cách sử dụng dầu mè như thế nào? Hãy cùng Senshop tìm hiểu về các vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Dầu mè là gì?

dầu mè

Dầu mè có nguồn gốc từ hạt vừng, là một  loại dầu thực vật ít được biết đến. Trên thực tế, đây là một sự thay thế lành mạnh hơn so với các loại dầu thực vật thông thường. Hạt vừng là những hạt nhỏ, màu nâu vàng, chủ yếu được tìm thấy ở châu Phi, nhưng chúng cũng phát triển với số lượng nhỏ hơn trên tiểu lục địa Ấn Độ.

Dầu mè đã trở nên khá phổ biến trong những năm gần đây vì nó tương đối rẻ tiền để chiết xuất. Tuy nhiên, dầu này có được tốt nhất khi hạt chín hoàn toàn, có nghĩa là vỏ bên ngoài vỡ ra.

Thành phần chủ yếu trong dầu mè là các axit béo: axit linoleic (41%), axit oleic (39%), axit palmitic (8%), axit stearic (5%). Ngoài ra trong dầu mè còn có nhiều chất như mangan, sắt, kẽm, canxi, vitamin B6, phốt pho, magie, tryptophan, vitamin K… Chính vì rất giàu dinh dưỡng nên nó được nhiều người ví như nữ hoàng trong các loại dầu ăn.

Dầu mè ép lạnh có màu vàng nhạt, trong khi dầu mè Ấn Độ (gingelly) có màu vàng đậm. Dầu mè Đông Á thì thường có màu nâu sẫm, phổ biến nhất ở châu Á, đặc biệt là ở Hàn Quốc, Trung Quốc và các bang miền Nam Ấn Độ.

Dầu mè dùng chủ yếu trong nấu ăn. Ngoài ra nó còn được dùng trong mỹ phẩm, sản xuất xà phòng, sơn, thuốc trừ sâu, dầu nhờn, thuốc tiêm…

Dầu mè có thể gây dị ứng, khoảng 0,1 % dân số thế giới dị ứng với loại dầu này.

Tác dụng của dầu mè với sức khỏe

1. Làm đẹp da

Giúp dưỡng ẩm cho da. Ngoài ra, hàm lượng kẽm cao trong dầu mè giúp sản xuất collagen – tăng độ đàn hồi cho da, đồng thời giúp sửa chữa các mô bị hư hại.

2. Chăm sóc răng miệng

Uống dầu mè có thể giúp kéo theo các mảng bám trên răng từ đó làm sạch răng, thậm chí làm trắng răng.

3. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Nhờ magie và một vài thành phần khác trong dầu mè đã giúp làm giảm lượng đường có trong máu.

Tác dụng này của dầu mè khiến nhiều người bị bệnh tiểu đường sử dụng nó để thay thế dầu ăn hiện nay.

4. Giảm huyết áp

Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng dùng dầu mè thay thế các loại dầu ăn khác giúp làm giảm huyết áp đáng kể ở những người bị cao huyết áp.

Một chất chống oxy hóa và chất chống viêm gọi là sesamol giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch và các bệnh về tim mạch khác.

5. Bảo vệ DNA khỏi bức xạ

Chất Sesamol có trong dầu mè giúp các DNA không bị hư hỏng bởi các bức xạ gây hại.

6. Ngăn ngừa ung thư

Phytate là một hợp chất chống ung thư, nó có nhiều trong dầu mè. Ngoài ra magie trong dầu mè cũng có đặc tính ngăn ngừa ung thư.

7. Giúp xương chắc khỏe

Trong dầu mè có chứa một hàm lượng kẽm và canxi cao hơn so với các loại dầu khác. Rất cần thiết cho sự phát triển của xương và ngăn ngừa các bệnh liên quan.

8. Giảm táo bón

Hạt vừng khá giàu chất xơ, đồng thời cũng giàu chất béo và protein. Dùng nó thay cho các thực phẩm khác khá tốt, thích hợp cho những người ăn chay.

9. Giảm đau, sưng do viêm khớp dạng thấp

Trong dầu mè có nhiều khoáng chất giúp cung cấp sức mạnh cho các mạch máu, xương và khớp.

10. Ngăn ngừa các rối loạn hô hấp

Nhờ vào thành phần magie mà nó giúp ngăn chặn sự co thắt đường thở, rất phù hợp cho những người bị hen suyễn.

11. Ngăn ngừa thiếu máu

Tác dụng của dầu mè chủ yếu không phải là điều trị cho những người bị thiếu máu nhưng do trong dầu mè có một hàm lượng nhỏ chất sắt, từ đó giúp hỗ trợ hình thành các tế bào máu.

12. Một vài lợi ích khác

Dưới đây là một vài lợi ích chưa được chứng minh bởi các nhà khoa học, nhưng nó được đúc kết từ kinh nghiệm của một số người.

  • Giảm rối loạn tiết sữa.
  • Ngăn ngừa các cơn đau đầu.
  • Giảm Stress.
  • Giải độc.
  • Giảm các triệu chứng của hội chứng PMS.
  • Ngăn ngừa ký sinh trùng đường ruột.

Công dụng của dầu mè

  • Dầu mè được sử dụng trong nấu ăn và nó được sử dụng phổ biến nhất trong các món ăn châu Á, bao gồm các món ăn Trung Quốc, Nhật Bản và Đông Nam Á, cũng như trong các món ăn Trung Đông.
  • Dầu mè cũng đã được sử dụng trong mát xa, do tác dụng có lợi của nó đối với cơ thể và da.
  • Nó là một loại dầu vận chuyển cho các sản phẩm mỹ phẩm khác nhau.

Xem thêm: Dầu Oliu là gì? Tác dụng của nó với sức khỏe ra sao?

Một vài câu hỏi thường gặp

1. Cách sử dụng dầu mè ra sao?

  • Súc miệng: Cho 1/2 muỗng dầu mè vào miệng, dùng lưỡi đẩy qua lại, khoảng 20 phút thì nhổ ra.
  • Nấu ăn: Dùng như các loại dầu ăn thông thường khác.
  • Mặt nạ dưỡng da: Trộn 1/2 muỗng dầu mè với 1/6 muỗng giấm táo rồi thoa đều lên da, để khoảng 15 phút sau đó rửa mặt lại với nước.
  • Dưỡng lông mi: Dùng tăm bông chấm 1 ít dầu mè, sau đó chuốt lên lông mi, để qua đêm, sáng hôm sau rửa lại với nước ấm.

2. Dầu mè mua ở đâu?

Tại các siêu thị lớn như BigC, Metro, Vinmart, Lotte,…hoặc một số cửa hàng chuyên bán các dầu ăn.

Một số sản phẩm bán chạy nhất hiện nay

3. Dầu mè nguyên chất tốt hơn hay dầu mè tinh chế tốt hơn?

Dầu mè nguyên chất thì thơm ngon và giữ được nhiều thành phần dinh dưỡng hơn nhưng dầu mè tinh chế thì đảm bảo an toàn sức khỏe hơn.

4. Cách làm dầu mè tại nhà?

  • Hạt mè (vừng) mua về phơi khô rồi sàng lọc chọn lấy hạt tốt.
  • Bỏ vào máy xay đến khi thành bột mịn.
  • Cho vào nồi, hấp cách thủy.
  • Cho bột vào một miếng vải, dùng tay ép lọc lấy dầu (hoặc dùng máy ép lọc).
  • Đổ dầu vào 1 lọ thủy tinh, đậy kín.

5. Giá dầu mè hiện nay tại Việt Nam?

Tùy vào hãng sản xuất, nhà phân phối, cách sử dụng, kích cỡ, nguyên liệu và chất lượng mà giá dầu mè sẽ khác nhau. Dao động từ khoảng 35- 50K cho 1 chai 250ml.

Lời cảnh báo:  Nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu hoặc làm loãng máu, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi thêm dầu mè vào chế độ ăn uống của bạn. Nó làm giảm huyết áp của bạn và làm tan máu. Nếu bạn không nằm trong những trường hợp trên, hãy tận hưởng nó theo bất kỳ cách nào bạn thích. Nấu ăn vui vẻ!

Chúc các bạn thành công!

Đọc Tiếp
Gửi phản hồi

Để lại phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục: Sức khỏe & Làm đẹp

To Top