Connect with us

Sen Shop

Dầu thực vật: Các loại và lợi ích của chúng với sức khỏe

Dầu thực vật: Các loại và lợi ích của chúng với sức khỏe

Ngày nay dầu thực vật ngày càng phổ biến hơn, được dùng nhiều hơn trong các hộ gia đình thay vì dùng mỡ động vật như ngày xưa. Vậy thì dầu thực vật là gì, liệu nó có ích cho sức khỏe? Nó có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?

Để tìm hiểu rõ hơn về các loại dầu thực vật này hãy cùng Senshop tìm hiểu về loại dầu này qua các thông tin dưới đây nhé!

Xem thêm: Tinh dầu là gì? Tất cả những điều bạn cần biết về tinh dầu thiên nhiên

Dầu thực vật là gì?

Dầu thực vật là loại dầu được chiết xuất, chưng cất và tinh chế từ thực vật. Dầu thực vật được chia thành:

Dầu và chất béo chiết xuất từ thực vật

Thường được gọi là dầu thực vật, là hỗn hợp các triglyxerit được chiết xuất từ thân, hạt hoặc cùi quả của một số loại cây có dầu như dừa, hướng dương, thầu dầu…

Dầu và chất béo chiết xuất từ thực vật bao gồm dạng lỏng như dầu canola, dạng rắn như bơ cacao.

Dầu và chất béo chiết xuất từ thực vật được dùng làm thức ăn hoặc phục vụ trong công nghiệp, hoặc dùng để vẽ.

Tinh dầu

Một loại hợp chất thơm dễ bay hơi và tinh khiết, được sử dụng làm hương liệu, chăm sóc sức khỏe, ví dụ tinh dầu hoa hồng.

Dầu ngâm

Loại dầu được thêm các chất khác vào, ví dụ như quả ôliu.

Dầu và chất béo được hyđrô hóa

Bao gồm hỗn hợp các triglyxerit được hyđrô hóa ở nhiệt độ và áp suất cao. Hyđrô liên kết với triglyxerit làm tăng phân tử khối. Dầu và chất béo được hyđrô hóa được tăng thêm khả năng chống oxy hóa (ôi, thiu), hoặc tăng thêm độ quánh nhớt hay nhiệt độ nóng chảy.

Giá trị dinh dưỡng của dầu thực vật

Các loại dầu khác nhau có các thành phần dinh dưỡng khác nhau. Nhưng đại đa số sẽ có các yếu tố phổ biến như vitamin E (Tocopherol), axit béo omega-3 và omega-6, chất béo không bão hòa đakhông bão hòa đơn và chất béo bão hòa.

Các loại dầu thực vật phổ biến hiện nay

dầu thực vật

Dầu dừa

Dầu dừa giúp ngăn ngừa rụng tóc, ngăn lão hóa sớm và tăng cường khả năng miễn dịch. Dầu có thể được chiết xuất từ thịt cọ dừa hoặc từ nhân. Nó được sử dụng để nấu ăn, để mát xa và thường được dùng như một loại dầu chuyên chở.

Các loại dầu dừa khác nhau về sự nguyên chất, tinh khiết, tinh chế, phân đoạn và thành phần hữu cơ.

Dầu đậu nành

Phổ biến nhất trong các loại dầu thực vật tự làm hiện nay có lẽ là dầu đậu nành. Dầu đậu nành được chiết xuất từ các hạt đậu nành có chứa rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe và đặc biệt tốt cho hệ tim mạch.

Với thành phần chứa tới hơn 80% acid béo không bão hòa đa và đơn, giàu omega-3, omega-9 và không có cholesterol. Dầu đậu nành chính là nguồn chất béo lý tưởng, đáp ứng được yêu cầu về chất béo trong dự phòng các bệnh tim mạch.

Dầu lạc

Phổ biến không kém dầu đậu nành chính là dầu lạc. Dầu lạc đang ngày càng được ưa chuộng bởi những lợi ích của nó mang lại. Hầu hết những lợi ích sức khỏe của dầu lạc đều đến từ sự đa dạng các loại của các axit béo, chẳng hạn như axit oleic, axit stearic, axit palmitic và axit linoleic. Hơn thế nữa, dầu đậu phộng còn chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và các hợp chất hữu cơ có lợi cho sức khỏe.

Dầu mè

Trong dầu mè rất phong phú các axit béo không bão hòa đa. Dầu mè có chứa chất béo hòa tan trong chất chống oxy hóa ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do. Nó có tính chất giảm cholesterol và cũng có tác dụng với những người có rối loạn lo âu, thần kinh và xương. Chính vì vậy dầu mè được sự ưa chuộng của rất nhiều gia đình.

Dầu oliu

Dầu ô liu rất giàu axit béo không bão hòa đơn và chất chống oxy hóa là polyphenol. Hợp chất này đã được chứng minh là có thể ngăn ngừa sự phát triển của cholesterol xấu – vốn là một tác nhân quan trọng làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch ở con người. Dầu ô liu đang được sử dụng rất phổ biến do các lợi ích của nó mang lại.

Dầu hướng dương

Hàm lượng vitamin E trong dầu hướng dương cao hơn bất cứ loại dầu thực vật nào giúp cải thiện sức khỏe của da và tái tạo tế bào, giúp chống lại thiệt lại từ ánh nắng mặt trời rất tốt. Dầu hướng dương tinh chế hoặc chưa tinh chế đều rất có lợi cho hệ tim mạch, bởi nó làm giảm nồng độ cholesterol vì có chứa lượng axit béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn.

Lợi ích của dầu thực vật với sức khỏe

1. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Hầu hết các loại dầu thực vật giúp làm các món ăn ngon hơn và tăng thêm dinh dưỡng. Các loại dầu thực vật có hàm lượng acid erucic thấp, giúp kiểm soát mức cholesterol ở mức ổn định. Những loại dầu này cũng chứa nhiều acid béo lành mạnh như omega 6 và omega 3, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

2. Tăng hương vị

Các loại dầu thực vật tự làm không chỉ có lợi cho sức khoẻ của bạn mà còn tăng hương vị của thức ăn. Đó là lý do tại sao các loại dầu như dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương thường được sử dụng để nấu nướng.

3. Không chứa chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa thường có trong các sản phẩm được làm từ động vật, nó khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh mạch vành, đái tháo đường type 2, đột quỵ… Tuy nhiên bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng dầu thực vật tự làm vì chúng không hề chứa chất béo chuyển hóa.

4. Giảm các triệu chứng mãn kinh

Trong một nghiên cứu về lợi ích sức khoẻ của dầu cám gạo, người ta đã quan sát thấy rằng các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa có thể giảm 90% ở những phụ nữ dùng dầu cám gạo hàng ngày. Vì vậy, ăn các loại dầu thực vật tự làm như dầu cám gạo có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề trong thời kỳ mãn kinh.

5. Giàu vitamin

Phụ nữ mang thai có khả năng cao bị thiếu hụt vitamin. Dầu thực vật là nguồn vitamin rất dồi dào với các vitamin A, D, E và K. Vì vậy, nếu bạn đang mang thai hoặc bị thiếu vitamin, hãy sử dụng dầu thực vật trong chế độ ăn uống của mình.

6. Thúc đẩy tăng trưởng tế bào

Các loại dầu như nghệ tây, hạt bông, hướng dương, hạnh nhân và mầm lúa mì đều giàu vitamin E và những chất cần thiết trong cơ thể để bảo vệ và phát triển tế bào. Vitamin này có một danh sách dài các lợi ích cho cơ thể của chúng ta. Từ việc cải thiện hệ thống miễn dịch đến kích thích hệ tiêu hóa, nó rất quan trọng. Nó bảo vệ các mô cơ thể như da, mắt, vú, tinh hoàn và gan.

Lưu ý sử dụng dầu thực vật để đạt hiệu quả tốt nhất

Không sử dụng dầu chiên lại nhiều lần

Vì tiếc rẻ dầu ăn mà nhiều người thường có thói quen giữ lại dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần. Tuy nhiên, cách làm này sai lầm và hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.

Dầu ăn chiên đi chiên lại sẽ làm giảm giá trị của dầu, phá hủy các vitamin có trong dầu. Hơn nữa, sau khi nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, trong dầu ăn rất dễ sản sinh ra transfat – một chất có hại cho sức khỏe.

Không nên sử dụng một loại dầu duy nhất

Bạn không nên chỉ sử dụng 1 loại dầu thực vật khi chế biến thức ăn duy nhất, mỗi loại dầu sẽ có những điểm tốt mang lại khác nhau. Hơn nữa khả năng chịu nhiệt của các loại dầu là khác nhau, đối với những món chiên hay rán, chúng ta nên chọn những loại dầu có sức chịu nhiệt cao như dầu cọ, dầu dừa.

Còn đối với những món xào đơn giản, dùng các loại dầu làm từ lạc, cám gạo, ô liu hay đậu nành rất hợp lý. Khi làm các món trộn hay nấu, khử hành,… các bà nội trợ có thể dùng dầu đay, dầu tía tô, dầu ô liu nguyên chất…

Không dùng dầu ăn ở nhiệt độ cao

Đây là một trong những sai lầm mà nhiều người mắc phải khi cho dầu vào nồi và chờ dầu sôi đến bốc khói mới cho thức ăn vào để chiên, xào. Các nhà khoa học cho rằng, dầu ăn khi đun nóng trên 180 độ C sẽ khiến dầu biến chất sinh ra các chất độc hại.

Không nên sử dụng dầu ôliu để xào nấu

Khi nhắc đến dầu ôliu chị em thường sẽ nghĩ ngay đến làm đẹp, vì đây là loại dầu chưa qua quá trình tinh luyện hoàn toàn, chỉ thuần được chắt lọc từ nước ép của quả ôliu nên mang lại mùi thơm dịu nhẹ, giàu chất kháng khuẩn và hiệu quả chống ôxy hóa cao.

Cũng vì vậy, chị em không nên dùng dầu ôliu trong xào nấu vì dễ làm mất đi hàm lượng phenol. Do đó, để bảo toàn được lượng phenol có trong dầu ôliu chị em có thể kết hợp nó với các món salad và rau trộn sẽ bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe hơn.

Chú ý: Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về lợi ích sức khỏe và rủi ro của việc tiêu thụ dầu thực vật, nhưng chúng rất quan trọng trong chế độ ăn uống của chúng ta. Tuy nhiên, hiểu được thành phần của dầu và tác dụng của nó đối với sức khỏe và cơ thể của bạn là điều bắt buộc.

Trên đây là những thông tin liên quan đến dầu thực vật dành cho các bà nội trợ cũng như các bạn đang quan tâm đến loại dầu này.

Chúc các bạn thành công!

Đọc Tiếp
Gửi phản hồi

Để lại phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng danh mục: Sức khỏe & Làm đẹp

To Top