Một số nghiên cứu cho thấy: Nếu bạn trải qua căng thẳng cao trong 18 tuần đầu tiên của thai kỳ và đang sinh con trai, em bé của bạn có thể có số lượng tinh trùng thấp hơn khi trưởng thành!
Các nghiên cứu khoa học nói gì?
Các nhà nghiên cứu đã đánh giá dữ liệu y tế của 643 người đàn ông 20 tuổi có mẹ trước đó đã tự báo cáo thông tin về tình trạng căng thẳng khi mang thai. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 63% đàn ông đã phải đối mặt với một sự kiện căng thẳng trong thời kỳ đầu mang thai. Và những người đàn ông này có triệu chứng giảm khả năng sinh sản.
Số lượng tinh trùng thấp hơn, ít tinh trùng có thể bơi tốt và nồng độ testosterone thấp hơn được báo cáo ở những người đàn ông tiếp xúc với các yếu tố gây căng thẳng trong bụng mẹ từ 0 đến 18 tuần so với những người đàn ông không tiếp xúc hoặc chỉ bị căng thẳng trong khoảng thời gian từ 18 đến 34 tuần tuổi thai.
Bạn cần lưu ý rằng: Vài tháng đầu của thai kỳ là thời điểm quan trọng, khi cơ quan sinh sản nam đang ở giai đoạn phát triển.
“Điều này cho thấy rằng việc mẹ tiếp xúc với các sự kiện căng thẳng trong thời kỳ đầu mang thai – giai đoạn dễ bị tổn thương đối với sự phát triển của cơ quan sinh sản nam giới, có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng suốt đời đối với khả năng sinh sản của con (nam giới). Điều này trái ngược với việc không có bất kỳ ảnh hưởng đáng kể nào khi người mẹ bị căng thẳng trong giai đoạn tuổi thai muộn”, Roger Hart, giáo sư tại Đại học Tây Úc và giám đốc y khoa của Chuyên gia sinh sản của Tây Úc IVF, cho biết trong một tuyên bố.
Nghiên cứu bao gồm các số liệu đa thế hệ về khoảng 3.000 phụ nữ được quan sát từ năm 1989 đến năm 1991. Phụ nữ trong nghiên cứu đã hoàn thành bảng câu hỏi khi thai 18 đến 34 tuần.
Các nhà nghiên cứu đã điều chỉnh các phân tích của họ để xem xét các yếu tố quan trọng, chẳng hạn như chỉ số khối cơ thể và tình trạng kinh tế xã hội của người mẹ. Họ cũng xem liệu việc các bà mẹ đã sinh con trước đó có gây ảnh hưởng gì không.
Các sự kiện căng thẳng được xem xét bao gồm:
- Cái chết của một thành viên gia đình hoặc bạn bè
- Ly thân, ly dị hoặc các vấn đề hôn nhân
- Mất việc làm
- Vấn đề tiền bạc
- Lo lắng khi mang thai
- Thay đổi chỗ ở
Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: Không thể đo lường khả năng phục hồi hay phản ứng của từng cá nhân đối với căng thẳng. Các thông tin khai thác được qua câu hỏi có thể chưa thực sự chính xác. Chính những yếu tố này có thể đã hạn chế tính chính xác của kết quả.
Tác động của căng thẳng lên tinh trùng và testosterone
Mối liên hệ giữa các sự kiện căng thẳng cao khi còn trong bụng mẹ và chức năng sinh sản bị suy giảm của bé sau này có thể làm sáng tỏ hơn về sự suy giảm số lượng tinh trùng ở nam giới. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết: Ngoài thiệt hại về di truyền và thể chất, số lượng tinh trùng giảm hầu như không giải thích được.
Mối liên hệ giữa các sự kiện căng thẳng trong thời kỳ đầu mang thai và giảm chất lượng tinh trùng và testosterone chỉ là một điều tuyên bố chứ không phải sự khẳng định. Các nhà nghiên cứu đã không tìm thấy rằng căng thẳng gây vô sinh.
Mặc dù mẹ bị căng thẳng khi mang thai trong giai đoạn sớm của thai kỳ có thể không gây vô sinh, nhưng nó có thể góp phần làm tăng nguy cơ khi có các yếu tố khác. Chẳng hạn như người mẹ có thể hút thuốc, béo phì hoặc tăng lượng mỡ trong máu. Đã có nghiên cứu trước đây liên kết căng thẳng cực độ trong thời kỳ đầu mang thai với suy giảm khả năng sinh sản ở nam giới.
Kết luận
Nói chung, việc bà bầu bị căng thẳng trong 3 tháng đầu sẽ đem lại nguy cơ rất cao trong việc giảm khả năng sinh sản của con trai sau này. Dù điều này chỉ là mối liên kết nhưng việc tránh bị căng thẳng cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng là rất quan trọng!