Mang thao là một việc thiêng liêng và thậm chí là không dễ dàng với các bà mẹ. Nhất là những phụ nữ mới lần đầu làm mẹ. Bạn sẽ gặp phải rất nhiều tình trạng như: Ốm nghén, buồn nôn, nôn quá mức hay tệ hại hơn là căng thẳng khi mang thai.
Bạn cảm thấy tâm lý lúc nào cũng căng như dây đàn? Bạn muốn giải quyết tình trạng căng thẳng mà bạn đang gặp phải? Nếu vậy 5 cách giảm căng thẳng khi mang thai dưới đây có thể giúp bạn phần nào đó!
1. Bao quanh bạn bằng những mối quan hệ tích cực
Làm thế nào để bạn biết nếu bạn bè của bạn là tốt cho bạn? “Hãy chú ý đến cảm giác của bạn khi bạn ở xung quanh họ”, Adrianne Aotta, một nhà tâm lý học ở San Diego, California và là tác giả của Snap Out of It Now nói!. Nếu bạn cảm thấy tâm lý thoải mái và tốt hơn khi bạn ở cạnh một ai đó, người đó đang mang lại niềm vui cho cuộc sống của bạn.
Thật không may, hầu hết chúng ta có một số người tiêu cực trong cuộc sống của chúng ta. Nếu một người bạn hoặc người thân làm bạn cảm thấy tồi tệ, hãy cố gắng tránh người đó trong khi mang thai. “Đó không phải là đổ lỗi cho người đó – mà là để bạn có thể chăm sóc bản thân cũng như em bé tốt hơn!”. Sau này bạn có thể quyết định xem có đáng để tiếp tục tình bạn hay đối mặt với người đó trong mối quan hệ của bạn không?
2. Dành thời gian để thư giãn
Khi bạn cảm thấy buồn bã, hãy nghỉ ngơi ngắn. Một vài phút thiền, đọc tạp chí, nói chuyện với bạn bè hoặc đi dạo có thể là những gì bạn cần.
Thậm chí việc dành thời gian để được massage cũng rất tốt trong khoảng thời gian bạn mang thai.
3. Đừng chú ý quá nhiều vào lời chê
Có lẽ bạn sẽ gặp khá nhiều lời nói khiến bạn cảm thấy không hài lòng hay thậm chí phát điên. Nó có thể là khi ai đó chạm vào bụng bạn hoặc ai đó bình luận về việc cơ thể bạn đang tăng kích thước. Hoặc thậm chí là một lời nhận xét rằng: Bạn đang chưa biết cách làm mẹ cho tốt!
Lúc này hãy cố gắng bỏ ngoài tai những lời nhận xét đó hoặc cách tốt nhất là tìm cách tránh chúng càng xa càng tốt. Bạn có thể chuyển tâm trí sang việc viết nhật ký mang thai hoặc tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến mang thai, cho con bú. Thay vì bận tâm quá nhiều vào những nhận xét thô lỗ đó!
4. Thực hiện hoạt động thể chất đúng cách
Bất kỳ loại hoạt động đòi hỏi thể chất nào đều làm giảm căng thẳng và giải phóng endorphin – một chất giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Tập thể dục giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và có thể cải thiện tình cảm của bạn. Hãy thử đi bộ, bơi lội hoặc tập yoga trước khi sinh. Nói chung là thực hiện bất cứ điều gì khiến bạn di chuyển.
Nếu bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn khuyên bạn không nên tập thể dục, hãy thử bật nhạc và nghe một số bài hát yêu thích của bạn.
Xem thêm: Căng thẳng khi mang thai có làm giảm khả năng sinh sản ở con cái
5. Hít thật sâu
Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, có lẽ bạn đang nín thở. Hầu hết mọi người thở nông, chỉ từ ngực, khi họ đau đớn hoặc căng thẳng. Nhịp tim nhanh, tình trạng co thắt dạ dày và căng cơ là cách cơ thể bạn nói với bạn rằng đang có điều gì đó không ổn.
Hít thở sâu có thể giúp ích trong trường hợp này. Lúc này hãy tiến hành như sau:
- Khi bạn hít vào, hãy cố gắng mở rộng bụng của bạn.
- Khi thở ra, hãy để bụng thư giãn và giải phóng mọi căng thẳng.
- Tập trung vào hơi thở của bạn có thể giúp bạn kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc của mình
Nếu bạn quan tâm đến cách tiếp cận có cấu trúc, hãy tìm kiếm các lớp học, sách, bài viết hoặc video về chánh niệm. Nó giúp bạn thực hành để tập trung sự chú ý của bạn vào thời điểm hiện tại với thái độ tò mò, cởi mở và chấp nhận.
Giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm (MBSR) là một phương pháp giảm căng thẳng đã trở nên ngày càng phổ biến trong nhiều đối tượng khác nhau. Mặc dù nó bắt nguồn từ các thực hành tâm linh Phật giáo, MBSR là một thực hành thông thường, với các kỹ thuật tiêu chuẩn, đã được chứng minh lâm sàng. Nếu bạn muốn hãy tìm đến với những người có thể chỉ dẫn bạn thực hiện phương pháp này.
Trên đây là một số cách giúp giảm căng thẳng khi mang thai mà mình tổng hợp được. Mong rằng chúng có ích với bạn!