Nồi áp suất điện xuất hiện từ nhiều năm nay là được nhiều gia đình Việt tin dùng như công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc bếp núc. Với nồi áp suất, các mẹ không chỉ chế biến thức ăn nhanh hơn mà còn giữ được tối đa các dưỡng chất chứa trong thực phẩm.
Tuy khá quen thuộc nhưng không phải anh chị em nào cũng biết cách xài vật dụng này an toàn và đảm bảo kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm. Hiểu được điều này, mình xin chỉ các mẹ cách sử dụng nồi áp suất điện hiệu quả nhất, cùng theo dõi nhé!
Có thể bạn cần:
Kiểm tra nồi trước khi nấu
Đối với các vật dụng nấu điện như nồi áp suất, van xả áp và gioăng cao su là bộ phận quan trọng nhất. Do đó, trước khi sử dụng, chị em nên kiểm tra kỹ lưỡng 2 bộ phận xem chúng có sạch sẽ hay bị hư hỏng gì không.
Kiểm tra nồi kĩ trước khi nấu
Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra toàn bộ nồi, đảm bảo mâm nhiệt không bị dính bụi bẩn, cặn bã, nắp không bị cong vênh hay sứt mẻ, vỏ nồi không móp méo… Nếu vật dụng có bị hư hại bất kể bộ phận nào, chị em nên mang đi bảo hành hoặc thay mới.
Lượng nguyên liệu chế biến phù hợp
Chị em không nên đặt kín thức ăn vào dung tích nồi, lượng phù hợp nhất là 2/3. Với các thức ăn có độ nở cao hoặc sủi bột khi sôi thì chỉ nên đặt 1/2 nguyên liệu chế biến vào bên trong nồi. Cách này giúp hạn chế trào tắc xả áp, tăng tính an toàn và bảo toàn chất lượng món ăn sau khi chế biến.
Nấu số lượng thức ăn hợp lý
Song, không phải vì thế mà các mẹ cho quá ít lượng thức ăn vào nồi áp suất khi chế biến đâu nhé. Bởi nếu chế biến quá ít thức ăn với nồi áp suất sẽ làm thức ăn bị cháy khét và dễ gây cháy nổ khi để quá lâu.
Đảm bảo nguồn điện an toàn sử dụng
Không riêng gì nồi áp suất mà với nhiều sản phẩm điện khác như máy hút mùi bếp, nồi chiên… nguồn điện ổn định giúp đảm bảo sản phẩm hoạt động tốt, hạn chế hư hại hay chập điện gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người sử dụng.
Để đảm bảo nguồn điện ổn định nhất, bạn nên sử dụng một ổ cắm riêng cho nồi áp suất, hạn chế dùng chung với các thiết bị công suất cao để giảm thiểu tối đa các sự cố đáng tiếc xảy ra và tránh tình trạng cháy dây chuyền.
Không dùng lòng nồi nấu trên bếp lửa
Trong nhiều trường hợp đang nấu ăn với nồi áp suất bỗng dưng cúp điện, nhiều chị em đã vô tình lấy lòng nồi nấu trên bếp ga. Điều này khiến lòng nồi bị biến dạng, gây tổn hại đến lớp chống dính dẫn tới hư hỏng và mất an toàn khi sử dụng cho những lần kế tiếp. Vì vậy, chị em cần ghi nhớ không nên dùng lòng nồi cho tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa dù trong hoàn cảnh nào nhé.
Không mở nắp đột ngột
Đa số các sản phẩm nồi áp suất đều sử dụng khóa an toàn, không cho phép người dùng mở nồi khi áp suất chưa xả hết. Lúc này, chị em không thể mở nắp nồi áp suất điện. Tuy nhiên, các mẹ có thể rút nguồn điện để nồi tự động xả áp suất hoặc kéo van xả để áp suất trong nồi được xả hết rồi mở nắp.
Vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần dùng
Thao tác vệ sinh chỉ được thực hiện khi nồi áp suất đã sạch thức ăn và trong tình trạng nguội hẳn. Sau khi chế biến thức ăn, bạn cần tách nồi khỏi nguồn điện khoảng 30 phút và thực hiện vệ sinh từng bộ phận nồi bao gồm lòng nồi, nắp nồi, vỏ nồi, van xả và gioăng cao su…
Nhớ vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng
Cần loại bỏ sạch các vụn thức ăn trong từng bộ phận bằng khăn vải mềm ướt, không nên cho nước vào ngập nồi để tránh nước tiếp xúc với bộ phận kết nối điện. Sau khi làm sạch các bộ phận của nồi áp suất, các mẹ cần để cho tất cả thật khô ráo mới được lắp vào nồi.
Nồi áp suất vừa tiện lợi trong việc chế biến thức ăn, lại vừa bảo đảm vệ sinh và lưu giữ các vitamin và khoáng chất từ thực phẩm, là điều kiện thuận lợi để các mẹ hoàn thành tốt vai trò “người giữ lửa” cho gia đình. Vì vậy, ngoài tìm hiểu nồi áp suất điện loại nào tốt thì hãy sử dụng nồi áp suất đúng cách và bảo quản thật tốt vật dụng này để duy trì bữa cơm ngon mỗi ngày cho các thành viên thân yêu trong gia đình nhé!